Hiện nay, cơ sở để đánh giá được năng lực của cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là chứng chỉ năng lực xây dựng. Chứng chỉ năng lực xây dựng có cần thiết hay không? Điều kiện gì để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
I. Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Là Gì? Lĩnh Vực Hoạt Động Yêu Cầu Chứng Chỉ Năng Lực?
# Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực được cấp cho những cá nhân, tổ chức đã vượt qua được kì sát hạch năng lực xây dựng.
Đồng thời, chứng chỉ cũng là điều kiện, quyền hạn để cá nhân, tổ chức được tham gia vào hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
# Lĩnh vực hoạt động yêu cầu chứng chỉ năng lực
- Khảo sát xây dựng.
- Khảo sát địa hình.
- Khảo sát địa chất công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
- Thiết kế kiến trúc công trình.
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp.
- Thiết kế cơ – điện công trình.
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông.
- Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thiết kế cấp – thoát nước công trình.
- Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Thi công xây dựng công trình.
- Kiểm định xây dựng.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Kiểm định xây dựng.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực được quy định từ điểm a đến điểm e Khoản 1, Điều 57, Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
II. Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Có Bắt Buộc Không?
Những cá nhân và tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực tuân thủ đúng theo quy định tại Điều 59 đến Điều 67, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD.
Bên cạnh đó, Điều 57 Nghị định 42/2017/NĐ-CP cũng quy định nếu không có chứng chỉ năng lực xây dựng sẽ không được tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán công trình và đấu thầu.
III. Đơn Vị Nào Cần Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng
Bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào tham gia vào các hoạt động xây dựng như khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thi công xây dựng công trình;… đều cần phải có chứng chỉ năng lực xây dựng.
IV. Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng
# Điều kiện chung
Đối với cá nhân:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Đã được đào tạo bài bản, chuyên môn về xây dựng.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức:
- Có đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của cơ quan thẩm quyền.
- Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực xây dựng phù hợp với lĩnh vực hoạt động đã được cấp đăng ký kinh doanh.
- Có máy móc, thiết bị phục vụ thi công đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, thi công xây dựng.
# Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I
- Cá nhân đã hoặc đang đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát; chủ nhiệm, chủ trì quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; giám đốc quản lý dự án; chỉ huy trưởng công trình; giám sát trưởng, giám sát viên; chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng; hoặc chủ trì quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Cá nhân có chứng chỉ khảo sát xây dựng hạng I; chứng chỉ thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I, chứng chỉ quản lý dự án hạng I; chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình hạng I; chứng chỉ giám sát thi công xây dựng hạng I; chứng chỉ kiểm định xây dựng hạng I; hoặc chứng chỉ định giá xây dựng hạng I.
- Đã thực hiện khảo sát xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế; quản lý dự án; thi công xây dựng; giám sát công tác xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình; kiểm định xây dựng; hoặc quản lý chi phí cho ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B hoặc 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II trở lên.
- Đã thực hiện lập ít nhất 1 đồ án quy hoạch xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoặc 2 đồ án quy hoạch xây dựng được Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt.
# Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II
- Cá nhân đã hoặc đang đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát; chủ nhiệm, chủ trì quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; giám đốc quản lý dự án; chỉ huy trưởng công trình; giám sát trưởng, giám sát viên; chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng; hoặc chủ trì quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Cá nhân có chứng chỉ khảo sát xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II, chứng chỉ quản lý dự án hạng II; chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình hạng II; chứng chỉ giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ kiểm định xây dựng hạng II; hoặc chứng chỉ định giá xây dựng hạng II.
- Đã thực hiện khảo sát xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế; quản lý dự án; thi công xây dựng; giám sát công tác xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình; kiểm định xây dựng; hoặc quản lý chi phí cho ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C hoặc 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III trở lên.
- Đã lập ít nhất 1 đồ án quy hoạch xây dựng được Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt, hoặc 2 đồ án quy hoạch xây dựng được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
# Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III
- Cá nhân có chứng chỉ khảo sát xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế quy hoạch xây dựng hạng III, chứng chỉ quản lý dự án hạng III; chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình hạng III; chứng chỉ giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ kiểm định xây dựng hạng III; hoặc chứng chỉ định giá xây dựng hạng III.
- Các cá nhân tham gia vào những hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
V. Các Hạng Mục Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng
- Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng.
- Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án.
- Chứng chỉ năng lực tư vấn, lập quy hoạch xây dựng.
- Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
- Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình.
- Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng.
VI. Hồ Sơ Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng
- Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát.
- Quyết định thành lập tổ chức, doanh nghiệp trong trường hợp có quyết định thành lập.
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức. Hoặc hợp đồng nguyên tắc về liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận.
- Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề.
- Các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc.
- Chứng chỉ năng lực đã được cấp trước đó trong trường hợp đề nghị điều chỉnh lại hạng chứng chỉ năng lực.
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện.
VII. Cơ Quan Thẩm Quyền Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng
- Cục hoạt động Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I.
- Sở Xây dựng cấp tỉnh, thành phố có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II và hạng III.
VIII. Quy Trình Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng
# Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp về cho cơ quan có thẩm quyền
Đầu tiên, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ.
Sau đó, nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ, hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
# Bước 2: Thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức
Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ, và đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức.
Với trường hợp hồ sơ bị thiếu giấy tờ hoặc không đủ tính hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ gửi văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc xác minh lại hồ sơ.
Thời gian đánh giá và cấp chứng chỉ sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đối với chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II và hạng III.
# Bước 3: Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Khi có quyết định cấp chứng chỉ, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ tới Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng sẽ tiến hành phát hành Mã số chứng chỉ; tích hợp thông tin để quản lý, tra cứu chứng chỉ; và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
# Bước 4: Nhận chứng chỉ
Cuối cùng, chứng chỉ sẽ được gửi về cho các cá nhân, tổ chức xin được cấp chứng chỉ. Bên xin cấp chứng chỉ sẽ nộp lại lệ phí về theo quy định của Bộ Tài chính.
IX. Mẫu Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng
Chứng chỉ năng lực xây dựng có thời hạn sử dụng là 10 năm, và có giá trị sử dụng trên toàn quốc.
Chứng chỉ năng lực xây dựng được in theo khổ dọc, khác với những loại chứng chỉ khác được in theo khổ ngang.
X. Dịch Vụ Hỗ Trợ Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Của Học Viện EduPro
Học viện EduPro là một trong những đơn vị uy tín hiện nay được cấp phép đào tạo, và hỗ trợ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho học viên.
Học viện EduPro cam kết:
- Chương trình đào tạo luôn được cập nhật thường xuyên, đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm trong nghề.
- Học viện làm việc trực tiếp với Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng trên toàn quốc.
- Thủ tục xử lý giấy tờ, hồ sơ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và kinh phí tối đa cho cá nhân và doanh nghiệp.
- Tỷ lệ học viên đậu kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ cao.
XI. Thông Tin Liên Hệ:
Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Xây dựng RDC
- Địa chỉ: Số 210 Lê Trọng Tấn, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
- Địa chỉ: Số 168/17 Nguyễn Chí Thanh, P. Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
- Địa chỉ: Số 56 Trần Thánh Tông, P. 15, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0977525455
- Email: trungtamdaotao.rdc.vn@gmail.com
- Website: http://trungtamdaotao.rdc.vn/
Văn phòng tư vấn tuyển sinh – Học viện đào tạo trực tuyến EduPro
- Địa chỉ: Số 55/23 Đường tl19 Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
- Điện thoại: 0977525455
- Zalo: 0977525455
- Website: edupro.edu.vn
- Email: truong.daotaoboiduong@gmail.com