Học viên luôn phải tuân thủ các quy định về chứng chỉ giám sát thi công xây dựng nếu làm trong lĩnh vực xây dựng nói chung, và giám sát nói riêng. Cùng tìm hiểu những quy định mới nhất thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Đối Tượng Cần Chứng Chỉ Giám Sát

  • Những bạn sinh viên học khối ngành xây dựng, kiến trúc,… chuẩn bị tốt nghiệp, cần chứng chỉ để xin việc.
  • Những cán bộ, nhân viên đang làm việc tại ban quản lý dự án, quản lý công trình xây dựng,… Muốn trang bị thêm kỹ năng hoặc đang cần chứng chỉ gấp.
  • Những người đang làm công việc giám sát công trình nhưng vẫn chưa có chứng chỉ, cần chứng chỉ để bổ sung hồ sơ.
  • Những nhân viên được công ty, doanh nghiệp cử đi học thêm nhằm nâng cao nghiệp vụ.
  • Những sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành khác. Nhưng muốn chuyển sang làm trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là công việc ở vị trí chỉ huy trưởng.
  • Những người cần có chứng chỉ để được thăng chức trong công việc.
  • Những người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam cần chứng chỉ để hành nghề.
  • Lưu ý, những công chức quản lý hành chính Nhà nước sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng.

II. Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Giám Sát

# Điều kiện chung để cấp chứng chỉ giám sát

  • Đã tốt nghiệp đại học trở lên.
  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang định cư tại Việt Nam.
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài thì phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam.
  • Có trình độ chuyên môn cơ bản về công việc giám sát công trình.
  • Đã hoàn thành xong chương trình học lấy chứng chỉ giám sát. Và vượt qua được bài thi cuối khóa.

# Điều kiện để cấp chứng chỉ giám sát hạng I, II và III

  • Chứng chỉ giám sát hạng I

– Đã tốt nghiệp đại học và có 7 năm kinh nghiệm trong nghề.

– Đã giám sát thi công cho ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II.

  • Chứng chỉ giám sát hạng II

– Đã tốt nghiệp đại học và có 5 năm kinh nghiệm trong nghề.

– Đã giám sát thi công cho ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III trở lên.

  • Chứng chỉ giám sát hạng III

– Có 3 năm kinh nghiệm trong nghề đối với trình độ đại học, hoặc 5 năm kinh nghiệm đối với cao đẳng và trung cấp.

– Đã giám sát thi công cho ít nhất 1 công trình cấp III hoặc 2 công trình cấp IV trở lên.

III. Phạm Vi Hoạt Động Của Cá Nhân Được Cấp Chứng Chỉ Giám Sát

  • Chứng chỉ giám sát hạng I: Theo quy định về chứng chỉ giám sát, học viên sẽ được làm chỉ huy trưởng, giám sát trưởng cho mọi cấp độ công trình xây dựng.
  • Chứng chỉ giám sát hạng II: Được làm chỉ huy trưởng, giám sát trưởng cho các công trình xây dựng từ cấp II trở xuống. Và tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I.
  • Chứng chỉ giám sát hạng III: Được làm chỉ huy trưởng, giám sát trưởng cho các công trình xây dựng từ cấp III trở xuống. Được tham gia giám sát một số công việc của công trình cấp II.
BẠN ĐỌC THAM KHẢO THÊM:
>> Chứng Chỉ Giám Sát Online Từ Xa
>> Học Chứng Chỉ Giám Sát Ở Đâu?
>> Học Chứng Chỉ Giám Sát Bao Lâu
>> Học Chứng Chỉ Giám Sát Sẽ Học Những Gì
>> Học Chứng Chỉ Giám Sát Bao Nhiêu Tiền

IV. Giá Trị Chứng Chỉ Giám Sát Do Học Viện EduPro Cấp

  • Chứng chỉ giám sát do Học viện EduPro cấp có thời hạn sử dụng là vĩnh viễn.
  • Học viên có thể sử dụng chứng chỉ ở khắp mọi nơi trên cả nước.
  • Học viên sẽ chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy mình có đủ nghiệp vụ để làm giám sát trưởng công trình.

V. Thông Tin Liên Hệ:

Văn phòng tư vấn tuyển sinh – Học viện đào tạo trực tuyến EduPro